Tìm hiểu về thiết bị thu phát quang
Hiện nay trên thị trường có hai loại thiết bị thu phát quang chính là SFP và Media converter, hai thiết bị này đều có công dụng là thu phát, chuyển đổi giữa tín hiệu quang và tín hiệu điện. Nhưng hai loại thiết bị này lại có chức năng và công dụng khác nhau, giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu sự khác nhau giữa hai loại thiết bị này.
SFP module quang là gì?
SFP (Small Form Factor) là một thiết bị thu phát nhỏ gọn chuyển từ tín hiệu điện sang tín hiệu quang, được sử dụng cho các thiết bị như switch, converter, DSLAM …. Thiết bị được thiết kế sử dụng cho các đầu nối connector để kết nối bằng dây nhảy quang. Thường thiết bị SFP sử dụng đầu kết nối cho connector LC.
SFP quang thường được sử dụng trong các giải pháp viễn thông, truyền dẫn dữ liệu, SFP quang ngày nay trở này một thiết bị chuẩn công nghiệp và được sử dụng phổ biết tại các nhà phát triển, cung cấp dịch vụ viễn thống. SFP cũng được thiết kế hỗ trợ nhiều chuẩn truyền dẫn khác nhau như SONET, Gigabiet Ethernet, Fiber Channel… Cũng giống như bộ chuyển đổi quang điện (media converter quang) SFP cũng có rất nhiểu loại và thường được phân loại dựa trên tốc độ xử lý, độ dài chuyền dẫn – Về tốc độ SFP có các loại như 155M(10/100Mbps), 1.25G (1000Mbps) hay SDH(STM-1, STM-4, STM-16) – SFP dùng cho cáp quang multi mode hay single mode. – Số sợi cáp quang dùng cho SFP : 2 sợi quang hoặc 1 sợi quang – Khoảng cách đường truyền tối đa : 10km, 20km, 40km, 140km Module SFP hiện nay thường được trang bị chức năng DDM (Digital chuẩn đoán). Công nghệ Digital chuẩn đoán có khả nwang theo dõi nhiệt độ của các SFP và công suất phát của nó. Qua đó có thể gửi các thông tin cần thiết cho người dùng về lượng dữ liệu đang truyền nhận, đồng thời cũng phát hiện các lỗi phát sinh để khắc phục kịp thời.
Bộ chuyển đổi quang điện (Media converter) là gì ?
Ngay như tên gọi của nó đã thể hiện rõ, media converter quang là một thiết bị chuyển đổi tín hiệu từ quang sang điện và ngược lại. Media converter có thể chuyển đổi tín hiệu truyền dẫn trên hệ thống cáp quang sang tín hiệu chuyền dẫn trên cáp đồng (cáp mạng UTP, STP) và ngược lại, do đó ta có thể nâng cấp từ hệ thống truyền dẫn cáp đồng lên hệ thống truyền dẫn cáp quang mà không cần phải thay đổi toàn bộ hệ thống. Việc sử dụng media converter cũng tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiền bạc hơn nhiều so với việc thay đổi cả hệ thống.
Cách thức hoạt động của bộ chuyển đổi quang điện
Bộ chuyển đổi quang điện là một thiết bị với hai giao diện kết nối : cổng RJ45 (cổng kết nối cáp đồng) và cổng quang (dùng để kết nối connector quang LC, SC). Media converter nhận tín hiệu từ hệ thống truyền dẫn này (quang/ điện) chuyển đổi sang hệ thống truyền dẫn khác (điện/ quang). Về mặt cấu trúc của media converter, nó hoạt động ở lớp vật lý (physical layer) do vậy chức năng của nó chỉ là chuyển đổi tín hiệu từ điện sang quang hoặc ngược lại và nó không can thiệp vào Qó hay chuyển mạch gói layer 3 switching
Phân loại bộ chuyển đổi quang điện
Hiện tại có rất nhiều loại bộ chuyển đổi quang điện và nó được phân loại dựa trên các thông số cơ bản sau : – Tốc độ : 10/100Mbps hoặc 10/100/1000Mbps – Loại cáp quang hỗ trợ : cáp quang đa mốt (multi mode), cáp quang đơn mốt (single mode) – Số lượng sợi quang : 1 sợi quang, 2 sợi quang.
Ứng dụng của bộ chuyển đổi quang điện (media converter)
Hiên tại các chuẩn cáp mạng chạy cáp đồng thường có nhiều nhược điểm như tốc độ truyền dẫn thấp, khoảng cách truyền dẫn ngắn và tốc độ truyền dẫn cũng tỷ lệ nghịch với độ dài chuyền dẫn do suy hao cao. Nếu chúng ta sử dụng đường truyền với tốc độ 100Mbps thì khoảng cách truyền dẫn không thể vượt quá 100m.
Trên nhu cầu thực tế hiện nay thì tốc độ cần đến hàng trăm Mbps và khoảng cách truyền lớn, nhưng việc thay đổi hoàn toàn sang một hệ thống sử dụng cáp quang thì rất tốn kém và mất thời gian. Do vậy, ta có thể sử dụng bộ chuyển đổi quang điện để kết nối giữa hai hệ thống cáp đồng với nhau bằng một đường truyền dẫn quang.
Ta nên sử dụng bộ chuyển đổi quang điện multi mode hay single mode ?
Hiện tại có hai loại cáp quang chính là cáp multimod và cáp single mode, bộ chuyển đổi quang điện cũng được phân loại như vậy. Hiện tại có rất nhiều người đang thắc mắc giữa việc sử dụng bộ chuyển đổi multi mode hay single mode. Sau đây ta sẽ tìm hiểu xem chúng ta nên sử dụng bộ chuyển đổi nào. Có một điều rằng cả single mode và multimod đều có những ưu nhược điểm riêng của nó, mỗi chuẩn này được sử dụng cho mục đích và yêu cầu riêng, và 2 chủng loại này vẫn tồn tại song song với nhau. Nên không thể khẳng định được là multi mode tốt hơn hay single mode tốt hơn. Với bộ chuyển đổi quang điện multimode ta có thể sử dụng với các khoảng cách truyền dưới 2km và sử dụng cáp single mode khi khoảng cách trên 10km. Với khoảng cách từ 2-10km thì việc sử dụng cáp multi mode hay single mode lại phải phụ thuộc nhiều vào hệ thống đang sử dụng hiện tại.
- Hộp phối quang 24 cổng và thành phần cấu tạo
- Mua dây nhảy quang single-mode ở đâu?
- Hộp phối quang – thiết bị ưu việt
- Dây nhảy quang và cách phân loại chúng
- Thông tích bổ ích về hộp phối quang odf 8 sợi