Cách đấu dây nhảy quang

Cách đấu dây nhảy quang 1

Cách đấu dây nhảy quang

Dây nhảy quang luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng có nhu cầu lắp đặt các hệ thống mạng cáp, bởi sự kết nối sợi trong các cách đấu dây nhảy quang đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất mạng cáp. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều đầu nối thông dụng phục vụ cho việc kết nối dây quang mỗi thiết kế đều có ưu và nhược điểm riêng cần xem xét cụ thể. Bài viết này của Hdtelecom sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về đặc điểm và tính năng của các loại đầu nối thông dụng, giúp quý khách hàng có được kiến thức sơ bộ trong cách chọn đầu nối và tiến hành các cách đấu dây nhảy phù hợp.

Hướng dẫn đấu nối dây nhảy quang

Cách đấu dây nhảy quang 1

Các loại đầu nối và dây nhảy khác nhau

Cách đấu dây nhảy quang cơ bản

Có 4 cách thường được sử dụng bao gồm: mài đầu quang tiếp xúc, hàn nhiệt ( hàn hồ quang), hàn cơ học, bấm đầu.

Mài đầu quang: được sử dụng từ những năm 1980, khi đó kết nối sợi và các sản phẩm như dây nhảy quang các loại, dây nối quang … bắt đầu phát triển, và vẫn còn được sử dụng do có độ suy hao thấp, đáng tin cậy và chi phí thấp. Tuy vậy có nhược điểm là phức tạp và mất thời gian loại bỏ các chất keo dính trong quá trình thi công.

Hàn nhiệt: là cách đấu dây nhảy dùng một sợi quang đã được bấm sẵn một đầu (pigtail), sử dụng nhiệt độ cao của máy hàn để nung chảy và kết dính mối nối. Ưu điểm của phương pháp này là đầu nối ở đây đã được mài sẵn bởi nhà sản xuất, hỗ trợ kết nối với suy hao và mức độ phản xạ thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí thiết về thiết bị lớn và cần phải có nguồn điện tại hiện trường để cung cấp cho thiết bị hàn nối, cũng cần phải có công nhân biết sử dụng thiết bị.

Cách đấu dây nhảy quang 2

Hàn nhiệt dây nối

Hàn cơ học: là cách cũng sử dụng sợi pigtail như hàn nhiệt nhưng lại không dùng thiết bị hàn. Cách này bao gồm cắt sau đó tuốt đầu sợi bằng các công cụ chuyên dụng, rồi giữ chúng dính lại với nhau nhờ một thành phần được gọi là mối nối cơ khí. Phương thức này được thực hiện nhanh gọn, ít sử dụng công cụ chuyên môn. Tuy nhiên, chi phí vật tư cao, độ suy hao lớn hơn phương pháp hàn nhiệt nêu trên.

Bấm đầu quang: với cách này đầu nối được mài sẵn bởi nhà sản xuất nhưng không kèm theo đoạn sợi quang ngắn. Quá trình thi công chỉ cần tuốt và cắt sợi bằng công cụ chuyên dụng, sau đó luồn vào bên trong đầu nối và dùng bộ công cụ bấm đầu thích hợp để khóa giữ sợi quang vào đầu nối quang. Thao tác với cách này dễ dàng và nhanh chóng, có khả năng thực hiện ở không gian hẹp, vị trí trên cao. Nhược điểm của cách đấu dây nhảy quang này là chi phí vật tư cao, suy hao cao hơn hàn nhiệt và không có khả năng tái sử dụng khi bấm đầu dây bị lỗi.

Cách đấu dây nhảy quang 3

Dây nhảy hoàn thiện

Làm sạch và nghiệm thu sau khi đấu nối

Khi đã hoàn thành đấu nối, cần tiến hành đo kiểm và nghiệm thu hệ thống mạng sợi. Cách phổ biến nhất là đo suy hao với các loại máy đo chuyên dụng. Tuy vậy cách này không thể chỉ ra suy hao chi tiết trên từng đầu nối. Khi đó, cần sử dụng thiết bị đo OTDR nhằm xác định khoảng cách đến điểm lỗi cụ thể, xác định suy hao và chất lượng từng khớp nối, từ đó hạn chế thời gian tìm kiếm và thay thế các đầu nối hoặc cách đấu dây nhảy khác.

Qua bài viết trên, Hdtelecom hi vọng đã cung cấp đầy đủ những kiến thức căn bản cho quý khách hàng trong việc kết nối dây quang. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, quý khách xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được tư vấn cụ thể nhất!

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ HD

Email: info@hdtelecom.com.vn

Website : http://www.hdtelecom.com.vn

Tel: 04.32123272 & Fax: 04.32123273

Địa chỉ: Tầng 6-Số 10, Phố Thiên Hiền, Phạm Hùng, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0912 182 055
Hỗ trợ trực tuyến
Support Online
Phòng kinh doanh
* Mr Đức : 0901096999
* Mr Sơn: 0919 952 991
* Mr An : 091.6966.189
Phòng kỹ thuật
* Mr Tuân (TP.KT): 091.668.4099
* Mr Thái: 097.145.6519